Tầm nhìn

PHÒNG GDĐT TP THỦ DẦU MỘT
TRƯỜNG TH NGUYỄN TRÃI
 
   

Số: ........... /KH-NT
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
 
   

 Phú Cường, ngày .........  tháng .........  năm 2020
 
KẾ HOẠCH
Chiến lược phát triển trường Tiểu học Nguyễn Trãi
Giai đoạn: 2021-2025
     Để thực hiện đường lối đổi mới giáo dục, Đảng và Nhà nước ban hành nhiều văn bản quan trọng như: Nghị quyết số 29/NQ-TW ngày 04/11/2013 Hội nghị lần thứ Tám ban chấp hành Trung ương Khóa XI về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo; Nghị quyết số 88/2014/QH13 ngày 28/11/2014 của Quốc Hội về đổi mới chương trình, sách giáo khoa giáo dục phổ thông. Vì vậy đòi hỏi các cơ sở giáo dục nói chung và trường Tiểu học Nguyễn Trãi nói riêng phải xây dựng kế hoạch chiến lược phát triển của nhà trường trong từng giai đoạn để đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ mà Đảng, Nhà nước và nhân dân giao phó.
     Cấp ủy Đảng, chính quyền địa phương luôn nhận thức đúng đắn và coi sự nghiệp giáo dục nói chung, công tác xây dựng trường Tiểu học Nguyễn Trãi đạt chuẩn quốc gia nói riêng là nhiệm vụ của toàn Đảng bộ và nhân dân trong phường được thể hiện qua các văn bản chỉ đạo của Đảng ủy, HĐND, UBND phường. Địa phương luôn tạo mọi điều kiện thuận lợi cho hoạt động của nhà trường để giúp đỡ trường hoàn thành tốt kế hoạch, nhiệm vụ từng năm học.
    Trường Tiểu học Nguyễn Trãi được thành lập theo quyết định số 10/1997/QĐ-UBND ngày 05/4/1997 của UBND Thị xã Thủ Dầu Một (Nay là UBND thành phố Thủ Dầu Một), tọa lạc tại số 59, đường Văn Công Khai, phường Phú Cường, thành phố Thủ Dầu Một.
    Nhà trường được công nhận đạt kiểm định chất lượng giáo dục cấp độ 2 và chuẩn Quốc gia mức độ 1 vào năm học 2019-2020.
A- ĐẶC ĐIỂM TÌNH HÌNH
I. Môi trường bên trong
1. Số liệu (đến thời điểm tháng 9/2020):
1.1. Nhân sự:
- Tổng số nhân sự:            57 nữ: 44 - trong đó:
  + Cán bộ quản lý:           03 nữ: 02
  + Nhân viên phục vụ:       12 nữ: 08
  + Giáo viên:                    42 nữ: 34
1.2. Về trình độ:
- Trung cấp chính trị: 03
- Quản lý giáo dục: 03 (bồi dưỡng)
- Chuyên môn: 30/42 giáo viên đạt chuẩn về trình độ đào tạo (Tốt nghiệp đại học) đạt tỉ lệ: 71,42 %.
1.3. Học sinh:
Năm học Số lớp Số học sinh
2017-2018 20 635
2018-2019 18 629
2019-2020 28 951
2020-2021 28 912
  1.4. Cơ sở vật chất:
a) Các phòng phục vụ cho công tác giảng dạy, sinh hoạt của trường:
STT Nội dung Số lượng Diện tích Ghi chú
1 Phòng học kiên cố 33 1901,46 m2  
2 Phòng Thư viện 1 178 m2  
3 Phòng giáo dục nghệ thuật 1 24 m2  
4 Phòng Ngoại ngữ 1 24 m2  
5 Phòng Tin học 1 24 m2  
6 Phòng thiết bị giáo dục 1 72 m2  
7 Phòng truyền thống 1 24 m2  
8 Phòng hoạt động Đội và CĐ 1 48 m2  
9 Phòng Hiệu trưởng 1 24 m2  
10 Phòng Phó Hiệu trưởng 2 48 m2  
11 Phòng họp Hội đồng 1 97 m2  
12 Phòng hành chính 1 24 m2  
13 Phòng Y tế 1 24 m2  
14 Khu vực nhà ăn 1 724 m2  
15 Phòng nghỉ giáo viên 3 72 m2  
16 Phòng bảo vệ 1 24 m2  
17 Phòng lưu trữ 1 48 m2  
b) Phòng y tế:
- Trường có 1 phòng y tế được trang bị đầy đủ có thiết bị, thuốc để phục vụ cho học sinh.
- Có đầy đủ hồ, sơ sổ sách theo quy định.
1.5 Thư viện:
- Nhà trường có 1 phòng Thư viện chứa sách, tài liệu và phòng đọc sách cho giáo viên, học sinh.
- Thư viện có đủ bàn ghế, đèn, quạt thoáng mát.
- Có lập kế hoạch đọc sách cho từng khối lớp và thực hiện tủ sách thư viện nhằm tạo mọi điều kiện cho học sinh có điều kiện đọc sách, truyện.
- Hằng năm có mua bổ sung truyện để phục vụ cho học sinh.
1.6.  Thiết bị:
- Thiết bị dạy học tối thiểu phục vụ giảng dạy và học tập đảm bảo quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo.
  + Trường được trang cấp trang thiết bị theo danh mục tối thiểu hàng năm nhất là các thiết bị về công nghệ thông tin như: laptop, truyền hình. Ngoài ra, giáo viên còn tự làm để phục vụ cho việc giảng dạy.
  + Vào đầu năm học, viên chức thiết bị cho giáo viên mượn thiết bị để giảng dạy và các tài liệu khác, có biên bản ký mượn.
- Giáo viên thường xuyên sử dụng thiết bị được trang cấp, đồ dùng dạy học tự làm giúp giờ học sinh động đạt hiệu quả góp phần vào việc nâng cao chất lượng giờ dạy.
2. Mặt mạnh, mặt yếu:
2.1. Mặt mạnh:
- Công tác tổ chức quản lý của ban giám hiệu có kịp thời, sáng tạo phù hợp với điều kiện thực tế; Xây dựng kế hoạch có tính khả thi; Công tác tổ chức triển khai kiểm tra đánh giá sâu, sát, thực chất, thúc đẩy sự phấn đấu vươn lên của đội ngũ giáo viên, nhân viên; Được sự tin tưởng cao của giáo viên, nhân viên; Dám nghĩ, dám làm với kế hoạch đề ra.
- Đội ngũ cán bộ quản lý, giáo viên, nhân viên có tinh thần đoàn kết, trách nhiệm, cầu tiến. Đủ về số lượng, cơ cấu; Chất lượng chuyên môn được nâng dần qua từng năm học đạt chuẩn về đào tạo của giáo viên đạt 71,42 % (30/42 giáo viên có trình độ đại học).
- Quy mô trường lớp phù hợp theo Điều lệ trường Tiểu học.
- Cơ sở vật chất được xây dựng mới, khang trang, rộng rãi, thoáng mát; Thiết bị dạy học đủ để giảng dạy cho giáo viên và học tập của học sinh.
2.2. Mặt yếu:
- Một số ít phụ huynh học sinh chưa quan tâm nhiều đến giáo dục nhất là về việc học tập của con em mình, khoán trắng cho nhà trường phần nào cũng ảnh hưởng đến chất lượng giáo dục của lớp và của nhà trường; Một số ít học sinh tính tự giác, tự học, tự rèn luyện còn hạn chế.
- Một số ít giáo viên chưa theo kịp được yêu cầu đổi mới giảng dạy, quản lý và giáo dục học sinh; Khả năng về ứng dụng công nghệ thông tin còn hạn chế trong giảng dạy.
II. Môi trường bên ngoài:
Tình hình chính trị, an ninh trật tự, an toàn xã hội, kinh tế - văn hóa của địa phương ổn định, từng bước phát triển theo chiều hướng tích cực. Đời sống của nhân dân địa phương ngày được cải thiện. Công tác xóa đói giảm nghèo được các cấp quan tâm đúng mức. Nhận thức việc học tập của cộng đồng dân cư ngày tiến bộ, mọi gia đình đều quan tâm đến việc học tập của con em và xem đây là nhiệm vụ quan trọng để thoát nghèo. Khoa học công nghệ ngày càng xâm nhập, phát triển mạnh, được vận dụng khá rộng rãi trong cuộc sống hàng ngày, mang lại hiệu quả thiết thực, nhu cầu việc học hỏi đáp ứng ngày càng cao. Chính quyền địa phương có nhiều chính sách tích cực nhằm phát triển giáo dục trên địa bàn.
1. Cơ hội:
- Được sự quan tâm của Đảng ủy và chính quyền địa phương về mọi mặt.
- Tốc độ phát triển kinh tế, xã hội của phường Phú Cường trong những năm gần đây phát triển khá mạnh, trình độ dân trí tăng cao, nhu cầu học tập đòi hỏi ngày càng lớn.
- Phần đông học sinh và phụ huynh học sinh trong địa bàn có lòng tin vào chất lượng giáo dục của nhà trường, yên tâm khi cho con em mình theo học tại trường.
2. Thách thức:
- Để đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của xã hội và của học sinh, đòi hỏi nhà trường phải có thay đổi vượt bậc về các điều kiện dạy - học cũng như phương pháp, cách thức tổ chức dạy học nhằm bắt kịp đà phát triển chung của ngành nhất là việc thực hiện chương trình giáo dục phổ thông năm 2018.
- Nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện và chất lượng mũi nhọn, để thu hút học sinh học tập tại trường.
- Bồi dưỡng cho học sinh tinh thần, thái độ học tập đúng đắn, vượt qua những biểu hiện tiêu cực của xã hội hiện tại như: game oline, bạo lực học đường, ý thức khi tham gia giao thông...
- Năng lực về chuyên môn của một số ít giáo viên, nhân viên chưa đáp ứng được yêu cầu đổi mới giáo dục nhất là khả năng ứng dụng công nghệ thông tin khi giảng dạy; Trình độ ngoại ngữ, năng lực chủ động, sáng tạo của cán bộ, giáo viên, nhân viên.
- Sự phấn đấu vươn lên mạnh mẽ của nhà trường tạo ra sự cạnh tranh về chất lượng.
III. Đánh giá những mặt đạt và những mặt chưa đạt được trong thực hiện chiến lược phát triển giáo dục giai đoạn 2017-2020:
1. Mặt đạt được - Nguyên nhân khách quan, chủ quan:
1.1. Những kết quả đạt được (cuối năm học 2019-2020):
- Tổng số cán bộ, giáo viên, nhân viên: 57
            + Cán bộ quản lý: 03
            + Nhân viên: 12
            + Giáo viên:  42
- Giáo viên giỏi cấp trường: 24 giáo viên.
- Bằng khen UBND Tỉnh: 01 giáo viên.
- Chiến sĩ thi đua cơ sở: 09 giáo viên.
- Hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ: 18 giáo viên.
- Danh hiệu lao động Tiên tiến: 24 giáo viên, nhân viên.
- Tập thể nhà trường đạt:
  + Tập thể lao động xuất sắc được UBND tỉnh Bình Dương công nhận.
  + Tập thể lao động tiên tiến được UBND thành phố Thủ Dầu Một công nhận.
- Công đoàn: Hoàn thành tốt nhiệm vụ.
- Chi đoàn: vững mạnh.
- Chữ thập đỏ: xuất sắc.
- Liên đội: xuất sắc.
1.2. Nguyên nhân:
1.2.1. Nguyên nhân khách quan:
- Được sự quan tâm, đầu tư đúng mức của Phòng Giáo dục và Đào tạo thành phố Thủ Dầu Một trong việc chỉ đạo về công tác chuyên môn nhất là công tác xây dựng, đầu tư về cơ sở vật chất, các trang thiết bị cho nhà trường.
- Điều kiện cơ sở vật chất đảm bảo cho việc giảng dạy, khuôn viên xanh, sạch, đẹp, trang thiết bị dạy học đầy đủ từ đó góp phần không nhỏ vào kết quả giáo dục của nhà trường.
1.2.2. Nguyên nhân chủ quan:
Bản thân từng cán bộ giáo viên, nhân viên đều có ý thức cao với tinh thần tự học, tự rèn để nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ nhằm đáp ứng yêu cầu trong công tác; Tích cực tiếp cận nhanh chóng các phương pháp, hình thức dạy học mới để vận dụng có hiệu quả vào thực tiễn giảng dạy tại trường.
2. Mặt chưa đạt được:
2.1. Tồn tại:
- Một vài giáo viên không có tinh thần cầu tiến, vượt khó để vươn lên; Tay nghề chưa đồng đều ở các giáo viên.
- Giáo viên, nhân viên chưa thẳng thắn nhìn nhận những khả năng, những đóng góp của đồng nghiệp đối với sự phát triển của nhà trường; Chưa mạnh dạn trong việc “tự phê bình” và “phê bình”.
2.2. Nguyên nhân:
Một vài cá nhân giáo viên còn để những định kiến của bản thân xen vào công việc của nhà trường từ đó nhìn nhận đánh giá vấn đề chưa khách quan, công bằng còn nặng về cảm tính.
3. Các vấn đề ưu tiên cần giải quyết trong giai đoạn 2021-2025:
Phải tạo dựng môi trường giáo dục thân thiện, nhà giáo mẫu mực, học sinh chăm ngoan, môi trường giáo dục lành mạnh.

B- ĐỊNH HƯỚNG CHIẾN LƯỢC
I. Sứ mệnh:
Xây dựng nhà trường trở thành môi trường học tập có nề nếp, kỷ cương, có chất lượng giáo dục cao để mỗi học sinh đều có cơ hội, điều kiện phát triển năng lực và tư duy sáng tạo.
II. Tầm nhìn:
Trở thành trường có chất lượng tốt, là địa chỉ tin cậy để phụ gửi gắm con em mình; Nơi giáo viên và học sinh luôn năng động, sáng tạo và vươn tới thành công.
III. Giá trị cốt lõi:
- Tình đoàn kết.
- Tình thương yêu.
- Tính trung thực.
- Tính sáng tạo.
- Lòng tự trọng.
- Lòng khoan dung.
- Sự hợp tác.
- Khát vọng vươn lên.
IV. Phương châm hành động:
“Tập thể đoàn kết, năng động, sáng tạo
Tất cả vì học sinh thân yêu”
C- MỤC TIÊU CHIẾN LƯỢC
I. Mục tiêu chung:
Xây dựng nhà trường đạt chuẩn kiểm định chất lượng giáo dục, đạt chuẩn Quốc gia, có uy tín về chất lượng giáo dục; Là mô hình giáo dục phù hợp với xu hướng phát triển của đất nước và thời đại.
II. Mục tiêu cụ thể:
1. Đối với nhà trường:
1.1. Phát triển trường chất lượng cao:
- Năm học 2020-2021: Trường đạt chuẩn kiểm định chất lượng giáo dục mức độ 2 và chuẩn Quốc gia mức độ 1.
- Năm học 2021-2022: Duy trì trường đạt chuẩn kiểm định chất lượng giáo dục mức độ 2 và chuẩn Quốc gia mức độ 1.
- Năm học 2022-2023: Duy trì trường đạt chuẩn kiểm định chất lượng giáo dục mức độ 2 và chuẩn Quốc gia mức độ 1.
- Năm học 2023-2024: Trường tiếp tục duy trì trường đạt chuẩn kiểm định chất lượng giáo dục mức độ 2 và chuẩn Quốc gia mức độ 1.
- Năm học 2024-2025: Tự đánh giá về kiểm định chất lượng giáo dục và phấn đấu đạt cấp độ 3 và chuẩn Quốc gia mức độ 2.
1.2. Phát triển về quy mô lớp học:
Năm học Số lớp Số học sinh
2020-2021 28 912
2021-2022 30 970
2022-2023 30 980
2023-2024 29 960
2024-2025 30 970
2. Đối với cán bộ giáo viên:
2.1. Về trình độ chuyên môn:
CMON

2.2. Về các mặt khác:
 
M KHAC

3. Học sinh:
 
HSINH

4. Về Thư viện và thiết bị dạy học:
- Thư viện: Phấn đấu đạt danh hiệu “Thư viện xuất sắc” vào năm học 2022-2023.
- Thiết bị: Thường xuyên rà soát, bổ sung trang thiết bị nhằm đáp ứng nhu cầu tối thiểu về thiết bị dạy học theo quy định.
5. Về cơ sở vật chất:
- Giữ gìn bảo quản tốt cơ sở vật chất, trang thiết bị trong nhà trường.
- Cảnh quan môi trường xanh, sạch, đẹp.
- Khuôn viên trường đều có cây xanh, có hệ thống tường bao quanh trường, an toàn cho học sinh học tập.

D- CÁC GIẢI PHÁP CHIẾN LƯỢC
I. Thực hiện kế hoạch giảng dạy, đổi mới phương pháp dạy học và kiểm tra đánh giá theo hướng phát triển năng lực của học sinh:
- Thực hiện chương trình giáo dục Phổ thông theo quyết định số 16/QĐ-BGDĐT ngày 05/5/2016 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo (các lớp từ khối 2 đến khối 5 từ năm học 2020-2021) và chương trình giáo dục Phổ thông năm 2018 đối với lớp 1 (năm học 2020-2021).
- Đổi mới phương pháp dạy học, tăng cường ứng dụng phương pháp “Bàn tay nặn bột” ở các môn TNXH và môn Khoa học. Tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin và truyền thông vào giảng dạy môn Lịch sử và Địa lý lớp 4,5. Tích cực dạy học cá thể, chú trọng phát huy năng khiếu, sở trường ở mỗi học sinh.
- Đổi mới hình thức, nội dung các hoạt động giáo dục đạo đức, hoạt động tập thể, gắn học với hành, lý thuyết với thực tiễn, giúp học sinh có những kỹ năng sống cơ bản.
- Tổ chức nghiêm túc và có hiệu quả Hội thi giáo viên giỏi cấp trường và lựa chọn để tham gia cấp thành phố.
- Thực hiện đánh giá xếp loại học sinh theo Thông tư 22/2016/TT-BGDĐT ngày 22/9/2016 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo (dành cho các khối 2 đến khối 5, từ năm học 2020-2021 đến năm học 2022-2023) và thông tư số 27/2020/TT-BGDĐT ngày 04/9/2020 (dành cho lớp 1 năm học 2020-2021).
II. Nâng cao năng lực lãnh đạo, quản lý nhà trường, nâng cao chất lượng và phát triển đội ngũ:
- Khuyến khích đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý tự học, tự rèn để nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ nhằm đáp ứng yêu cầu công tác.
- Tạo môi trường thuận lợi để cán bộ, giáo viên, nhân viên phát huy khả năng của mình; Tích cực sáng tạo trong công việc và có những việc làm mang tính đột phá nhằm nâng cao chất lượng giáo dục.
- Xây dựng đội ngũ cán bộ giáo viên, nhân viên đủ về số lượng, có phẩm chất chính trị, có năng lực chuyên môn khá, giỏi, có trình độ tin học, ngoại ngữ cơ bản, có phong cách sư phạm mẫu mực, đoàn kết, tâm huyết, gắn bó với nhà trường, hợp tác giúp đỡ nhau cùng tiến bộ.
- Xây dựng môi trường làm việc chuyên nghiệp, khoa học đề cao tính tự giác, tính kỷ luật.
- Thực hiện đánh giá xếp loại giáo viên, nhân viên theo chuẩn; Xây dựng kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng và quy hoạch có khoa học, có tầm nhìn dài hạn.
III. Xây dựng cơ sở vật chất, tăng cường trang thiết bị dạy học theo hướng đa dạng hóa, hiện đại hóa:
- Xây dựng cơ sở vật chất trang thiết bị gióa dục theo hướng chuẩn hóa, hiện đại hóa và bảo quản, sử dụng hiệu quả lâu dài.
- Hằng năm, có kế hoạch mua sắm bổ sung trang thiết bị dạy học để đáp ứng cho việc giảng dạy của giáo viên góp phần nâng cao chất lượng dạy học.
- Khuyến khích sử dụng và nâng cao hiệu quả việc ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý, giảng dạy và học tập của giáo viên và học sinh.
IV. Nâng cao chất lượng quản lý toàn diện nhà trường bằng công nghệ thông tin:
- Triển khai rộng rãi việc ứng dụng công nghệ thông tin trong công tác quản lý, tài chính, thư viện - thiết bị, cơ sở vật chất, thông tin mạng, giảng dạy, các hoạt động thi đua... góp phần nâng cao chất lượng quản lý, dạy và học.
- Động viên cán bộ, giáo viên, nhân viên tự học, tự rèn hoặc theo học các lớp bồi dưỡng để sử dụng thành thạo máy vi tính, website, mail, Internet phục vụ tốt công tác.
- Khai thác triệt để cổng thông tin điện tử của nhà trường và các trang điện tử, báo mạng để khai thác thông tin bổ ích, phục vụ công tác giảng dạy.
- 100% giáo viên giảng dạy biết ứng dụng về công nghệ thông tin phục vụ cho nội dung giảng dạy trên lớp.
V. Thực hiện hiệu quả chính sách giáo dục, huy động nguồn lực tài chính, xã hội hóa giáo dục:
- Xây dựng nhà trường văn hóa, thực hiện tốt quy chế dân chủ trong nhà trường. Chăm lo đời sống vật chất và tinh thần cho cán bộ, giáo viên, nhân viên theo quy định.
- Đẩy mạnh công tác tuyên truyền các chủ trương chính sách của Đảng, Nhà nước về giáo dục trong phụ huynh học sinh, các tổ chức xã hội để có trách nhiệm với nhà trường làm tốt nhiệm vụ giáo dục.
- Tích cực huy động nguồn lực xã hội, cá nhân tham gia vào việc phát triển nhà trường.
VI. Tăng cường mối quan hệ giữa nhà trường - gia đình - xã hội. Tăng cường giao lưu hợp tác:
- Xây dựng mối quan hệ gắn bó chặt chẽ với ban đại diện cha mẹ học sinh theo đúng Điều lệ ban hành. Thường xuyên lắng nghe tiếp thu ý kiến đóng góp, xây dựng của cộng đồng.
- Tăng cường công tác tham mưu cho cấp ủy, chính quyền địa phương từng bước nâng cao cộng đồng trách nhiệm giữ nhà trường - gia đình - xã hội góp phần thục hiện thắng lợi kế hoạch giáo dục hàng năm.

E- TỔ CHỨC THỰC HIỆN
I. Phổ biến chiến lược phát triển nhà trường:
- Phổ biến rộng rãi tới toàn thể cán bộ, giáo viên, nhân viên nội dung của chiến lược.
- Thông qua ban đại diện cha mẹ học sinh, phổ biến đến cha mẹ học sinh nội dung của chiến lược phát triển.
- Đưa lên cổng thông tin điện tử của trường cũng như niêm yết tại bảng tin để mọi người cùng biết.
II. Trách nhiệm thực hiện:
1. Trách nhiệm của Hiệu trưởng:
- Xây dựng chiến lược phát triển của nhà trường giai đoạn 2020-2025.
- Xây dựng kế hoạch và tổ chức thực hiện các mục tiêu chiến lược đề ra. Cụ thể:
  + Giai đoạn 1: (Từ năm học 2020-2021 đến năm học 2022-2023).
            . Trình cấp có thẩm quyền phê duyệt chiến lược phát triển nhà trường,          xây dựng kế hoạch triển khai thực hiện chiến lược.
            . Thực hiện các sứ mệnh của chiến lược phát triển nhà trường “Xây dựng      nhà trường trở thành môi trường học tập nề nếp, kỷ cương, có chất lượng   giáo dục để mỗi học sinh đều có cơ hội, điều kiện phát triển năng lực và          tư duy sáng tạo”.
  + Giai đoạn 2: (Từ năm học 2023-2024 đến năm học 2024-2025).
Khẳng định thương hiệu, uy tín và hình ảnh của nhà trường “Là một cơ sở giáo dục có chất lượng giáo dục toàn diện đáp ứng được yêu cầu của xã hội”.
- Hằng năm, có rà soát đánh giá kết quả thực hiện các mục tiêu, có điều chỉnh các tiêu chí cho phù hợp với tình hình thực tế của nhà trường và địa phương.
2. Trách nhiệm của Phó Hiệu trưởng:
Căn cứ từng nhiệm vụ được phân công giúp Hiệu trưởng tổ chức triển khai từng công việc cụ thể đồng thời kiểm tra và đánh giá kết quả thực hiện kế hoạch, kịp thời đề xuất những giải pháp để thực hiện.
3. Trách nhiệm của tổ chuyên môn và các bộ phận trong nhà trường:
- Xây dựng kế hoạch hoạt động cụ thể theo tháng, học kỳ, năm học.
- Tổ chức và phân công lao động hợp lý dựa trên nguồn lực, khả năng và trách nhiệm của từng thành viên.
- Trong quá trình thực hiện cần thường xuyên phản hồi, đóng góp ý kiến với lãnh đạo nhà trường để có giải pháp phù hợp nhằm nâng cao hiệu quả công việc.
4. Trách nhiệm của đội ngũ giáo viên, nhân viên:
- Không ngừng học tập để nâng cao về trình độ chuyên môn, nghiệp vụ. Phấn đấu để trở thành giáo viên giỏi, nhân viên giỏi, xứng đáng là “Tấm gương đạo đức, tự học và sáng tạo” cho học sinh noi theo.
- Phát huy tinh thần vượt khó vươn lên, luôn có khát vọng được đóng góp sức mình vào sự phát triển của nhà trường với phương châm “Nỗ lực của cá nhân là thành công của tập thể”.
5. Trách nhiệm của học sinh:
- Ra sức học tập tốt, rèn luyện chăm với khẩu hiệu hành động “Kiên trì, vượt khó, vươn lên”.
- Tích cực tham gia các hoạt động tập thể, rèn kỹ năng sống, chau dồi đạo đức, hành vi phù hợp chuẩn mực của xã hội.
6. Trách nhiệm của Ban đại diện cha mẹ học sinh và phụ huynh học sinh:
- Phối kết hợp chặt chẽ với nhà trường trong việc giáo dục, bồi dưỡng học sinh các giá trị cơ bản trong hệ thống các giá trị mà chiến lược đã vạch ra.
- Luôn có những ý kiến tham mưu, đóng góp, giúp đỡ và ủng hộ nhà trường về mọi mặt. Cùng với nhà trường hoàn thành các mục tiêu chủ yếu của chiến lược.
III. Điều chỉnh kế hoạch:
    Trong quá trình triển khai thực hiện, nhà trường sẽ chủ động tham mưu cho các cấp và có ý kiến đề xuất kịp thời điều chỉnh kế hoạch chiến lược phù hợp với thực tế để đạt được mục tiêu của chiến lược đề ra.
 
DUYỆT CỦA PHÒNG GDĐT TP THỦ DẦU MỘT
 
HIỆU TRƯỞNG



Nguyễn Trọng Hiền



 
Văn bản mới

299/PGDĐT

Ngày ban hành: 11/03/2024. Trích yếu: Triển khai khảo sát thực trạng phát triển năng lực số cho học sinh THCS

Ngày ban hành: 11/03/2024

162/PGDĐT

Ngày ban hành: 31/01/2024. Trích yếu: Tăng cường công tác phòng cháy chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ trong các cơ sở giáo dục năm 2024

Ngày ban hành: 31/01/2024

293/PGDĐT-TCCB

Ngày ban hành: 08/03/2024. Trích yếu: Triển khai một số nội dung liên quan đến việc đi nước ngoài của cán bộ, công chức, viên chức

Ngày ban hành: 08/03/2024

202/PGDĐT

Ngày ban hành: 21/02/2024. Trích yếu: Báo cáo kết quả tăng cường ứng dụng CNTT và chuyển đổi số trong giáo dục và đào tạo

Ngày ban hành: 21/02/2024

212/PGDĐT

Ngày ban hành: 23/02/2024. Trích yếu: Triển khai an toàn thông tin, tham gia môi trường mạng an toàn đối với hoạt động giảng dạy, quản lý giáo dục

Ngày ban hành: 23/02/2024

105/KH-PGDĐT

Ngày ban hành: 22/01/2024. Trích yếu: Phân loại chất thải rắn sinh hoạt tại nguồn trong các cơ sở giáo dục trong địa bàn thành phố Thủ Dầu Một giai đoạn 2023-2025

Ngày ban hành: 22/01/2024

97/PGDĐT-TCCB

Ngày ban hành: 22/01/2024. Trích yếu: Thực hiện tiếp nhận, chuyển công tác, điều động, viên chức năm học 2024-2025

Ngày ban hành: 22/01/2024

122/PGDĐT

Ngày ban hành: 26/01/2024. Trích yếu: Tổng vệ sinh môi trường đón tết Nguyên đán Giáp Thìn và Lễ hội Rằm tháng giêng các trường học trên địa bàn thành phố TDM

Ngày ban hành: 26/01/2024

96/KH-PGDĐT

Ngày ban hành: 22/01/2024. Trích yếu: Công tác phòng, chống tham nhũng, tiêu cực năm 2024

Ngày ban hành: 22/01/2024

109/PGDĐT

Ngày ban hành: 23/01/2024. Trích yếu: Khảo sát chiều cao học sinh phục vụ trong việc xây dựng định mức KTKT trong lĩnh vực giáo dục

Ngày ban hành: 23/01/2024

Thăm dò ý kiến

Học sinh có những điều kiện nào phục vụ việc học qua Internet?

Thống kê truy cập
  • Đang truy cập11
  • Máy chủ tìm kiếm5
  • Khách viếng thăm6
  • Hôm nay52
  • Tháng hiện tại51,305
  • Tổng lượt truy cập1,669,427
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây