Những điều cần biết về virus Zika gây bệnh đầu nhỏ ở trẻ

Thứ năm - 07/04/2016 09:49

Minh họa

Minh họa
Virus Zika truyền qua muỗi, có thể lây qua đường máu giữa người với người song không phổ biến; truyền từ mẹ sang con khi sinh song không lây qua sữa mẹ.
undefined
Trẻ sơ sinh bị nhiễm virus Zika có đầu nhỏ hơn bình thường (bên trái). Ảnh: CDC.

Theo Tổ chức Y tế thế giới (WHO), Zika là loại virus truyền qua muỗi Aedes có tốc độ lan truyền rất nhanh, đặc biệt tại khu vực châu Mỹ. Đến nay đã có 31 quốc gia và vùng lãnh thổ ghi nhận virus Zikaxâm nhập hoặc lưu hànhThái Lan cũng báo cáo 2 trường hợp mắc 

Các chuyên gia cho rằng virus Zika lây truyền nhanh có 2 lý do. Thứ nhất, người dân chưa từng phơi nhiễm với virus này nên không có miễn dịch trong cộng đồng. Thứ hai, muỗi Aedes truyền virus Zika (cũng là loại muỗi gây bệnh sốt xuất huyết) rất phổ biến ở nhiều vùng trên thế giới, đặc biệt là các nước đang có dịch sốt xuất huyết lưu hành.

Đường lây truyền virus Zika từ muỗi Aedes đã được khẳng định rõ ràng, còn các đường khác rất hạn chế. Khi tiến hành phân lập virus này trong tinh dịch đã ghi nhận một trường hợp có khả năng lây truyền qua đường tình dục. Tuy nhiên cần có thêm những bằng chứng để khẳng định chắc chắn đường lây này. Một số nhà nghiên cứu cho rằng Zika có thể lây truyền qua đường máu nhưng không phổ biến. Dù vậy WHO khuyến cáo việc hiến và truyền máu cần được tuân thủ theo đúng quy trình chuẩn để đảm bảo an toàn.

Các nghiên cứu gần đây đã cung cấp thêm bằng chứng khẳng định chắc chắn hơn về đường lây truyền virus Zika từ mẹ sang con khi sinh. Dù vậy cho đến nay chưa có bằng chứng cho thấy lây qua sữa mẹ. Các bà mẹ trong vùng lưu hành virus này được khuyên nên duy trì cho con bú sữa mẹ bình thường.

Khi bị nhiễm virus Zika, chỉ khoảng 20% bệnh nhân có biểu hiện lâm sàng tương tự như các triệu chứng thường gặp của sốt siêu vi, sốt xuất huyết bao gồm sốt, mệt mỏi, đau khớp, phát ban, viêm kết mạc, đau cơ, đau đầu. Các triệu chứng thường nhẹ, kéo dài trong khoảng 2 đến 7 ngày. Thời gian ủ bệnh hiện chưa xác định rõ, có thể trong vòng vài ngày đến một tuần.

Biểu hiện nặng của virus Zika bao gồm viêm não, hội chứng Guillain-Barré (viêm đa rễ thần kinh) gây ra những rối loạn về thần kinh, miễn dịch, nhưng rất ít. Hiện chưa ghi nhận ca tử vong nào do virus Zika. Ảnh hưởng của virus chủ yếu được khuyến cáo ở phụ nữ mang thai khi nhiễm bệnh có thể ảnh hưởng tới đứa con trong bụng, gây hội chứng teo đầu  trẻ sơ sinh.

Bệnh do virus Zika chưa có văcxin phòng ngừa và thuốc điều trị đặc hiệu. Chỉ có thể điều trị các triệu chứng như hạ sốt, giảm đau... Người nhiễm virus này được khuyên nên nghỉ ngơi nhiều hơn, uống nước đầy đủ, nếu nặng hơn nên đến gặp bác sĩĐiều quan trọng là không để bị muỗi đốt nhằm tránh lây lan cho cộng đồng bằng cách ngủ mùng kể cả ban ngày, mặc quần áo dài che ph cả chân tay.

Trước tình hình dịch bệnh diễn biến phức tạp, lây lan nhanh tại nhiều nước trên thế giới, Bộ Y tế Việt Nam đang phối hợp cùng Tổ chức Y tế thế giới theo dõi sát tình hình và bàn các biện pháp phòng chống. Bộ đã có văn bản chỉ đạo các Viện Vệ sinh dịch tễ và Viện Pasteur tiến hành giám sát và xét nghiệm xác định sự lưu hành của virus Zika. Đến nay chưa ghi nhận sự lưu hành của virus này ở Việt Nam. Tuy nhiên các chuyên gia đánh giá nguy cơ virus Zika xâm nhập là hoàn toàn có thể do Việt Nam đang lưu hành loại muỗi Aedes truyền bệnh sốt xuất huyết cũng là muỗi truyền Zika, đồng thời có sự giao lưu thương mại, du lịch, lao động rất sôi động với các nước trên thế giới.

Để chủ động phòng chống bệnh do virus ZIKA , Bộ Y tế khuyến cáo người dân thực hiện các biện pháp phòng bệnh sau:

- Người nhập cảnh về từ các quốc gia có lưu hành virus ZIKA chủ động tự theo dõi sức khỏe trong vòng 14 ngày. Nếu có biểu hiện sốt đến ngay cơ sở y tế để được khám và tư vấn điều trị. Không tự ý điều trị tại nhà.

- Đậy kín tất cả các dụng cụ chứa nước để muỗi không vào đẻ trứng.

- Hàng tuần thực hiện các biện pháp diệt loăng quăng (bọ gậy) bằng cách thả cá vào dụng cụ chứa nước lớn, thau rửa, dụng cụ chứa nước vừa và nhỏ. Lật úp các dụng cụ không chứa nước. Thường xuyên thay nước bình hoa. Bỏ muối hoặc dầu vào bát nước kê chân chạn.

- Hàng tuần loại bỏ các vật liệu phế thải, các hốc nước tự nhiên không cho muỗi đẻ trứng như chai, lọ, mảnh chai, vỏ dừa, mảnh lu vỡ, vỏ xe cũ, hốc tre, bẹ lá...

- Ngủ màn, mặc quần áo dài phòng muỗi đốt ngay cả ban ngày.

- Tích cực phối hợp với ngành y tế trong các đợt phun hóa chất diệt muỗi để phòng, chống dịch.

Tác giả: BHQ

Nguồn tin: suckhoe.vnexpress.net

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Văn bản mới

1360/PGDĐT

Ngày ban hành: 13/08/2024. Trích yếu: Triển khai hồ sơ cấp lại bản sao văn bằng, chứng chỉ từ sổ gốc

Ngày ban hành: 13/08/2024

1080/PGDĐT

Ngày ban hành: 18/07/2024. Trích yếu: Triển khai hồ sơ chuyển trường đối với học sinh trung học cơ sở

Ngày ban hành: 18/07/2024

299/PGDĐT

Ngày ban hành: 11/03/2024. Trích yếu: Triển khai khảo sát thực trạng phát triển năng lực số cho học sinh THCS

Ngày ban hành: 11/03/2024

162/PGDĐT

Ngày ban hành: 31/01/2024. Trích yếu: Tăng cường công tác phòng cháy chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ trong các cơ sở giáo dục năm 2024

Ngày ban hành: 31/01/2024

293/PGDĐT-TCCB

Ngày ban hành: 08/03/2024. Trích yếu: Triển khai một số nội dung liên quan đến việc đi nước ngoài của cán bộ, công chức, viên chức

Ngày ban hành: 08/03/2024

202/PGDĐT

Ngày ban hành: 21/02/2024. Trích yếu: Báo cáo kết quả tăng cường ứng dụng CNTT và chuyển đổi số trong giáo dục và đào tạo

Ngày ban hành: 21/02/2024

212/PGDĐT

Ngày ban hành: 23/02/2024. Trích yếu: Triển khai an toàn thông tin, tham gia môi trường mạng an toàn đối với hoạt động giảng dạy, quản lý giáo dục

Ngày ban hành: 23/02/2024

105/KH-PGDĐT

Ngày ban hành: 22/01/2024. Trích yếu: Phân loại chất thải rắn sinh hoạt tại nguồn trong các cơ sở giáo dục trong địa bàn thành phố Thủ Dầu Một giai đoạn 2023-2025

Ngày ban hành: 22/01/2024

97/PGDĐT-TCCB

Ngày ban hành: 22/01/2024. Trích yếu: Thực hiện tiếp nhận, chuyển công tác, điều động, viên chức năm học 2024-2025

Ngày ban hành: 22/01/2024

122/PGDĐT

Ngày ban hành: 26/01/2024. Trích yếu: Tổng vệ sinh môi trường đón tết Nguyên đán Giáp Thìn và Lễ hội Rằm tháng giêng các trường học trên địa bàn thành phố TDM

Ngày ban hành: 26/01/2024

Thăm dò ý kiến

Học sinh có những điều kiện nào phục vụ việc học qua Internet?

Thống kê truy cập
  • Đang truy cập11
  • Máy chủ tìm kiếm1
  • Khách viếng thăm10
  • Hôm nay538
  • Tháng hiện tại36,640
  • Tổng lượt truy cập2,152,045
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây