Bài tuyên truyền cách phòng tránh cận thị học đường tháng 11 /2021

Thứ tư - 17/11/2021 23:45
 Cận thị học đường đã và đang trở thành một vấn nạn đối với lứa tuổi học sinh. Tại khắp cả nước, tỷ lệ cận thị học đường đang ngày một tăng cao, ảnh hưởng không nhỏ đến việc học tập và vui chơi của các em. Vì thế, hôm nay bộ phận y tế trường tiểu học Nguyễn Trãi có bài viết để tuyên truyền đến các em và phụ huynh cách phòng tránh cận thị học đường.
BÀI TUYÊN TRUYỀN
 CÁCH PHÒNG TRÁNH CẬN THỊ HỌC ĐƯỜNG
THÁNG 11 /2021
 
     I. Cận thị học đường là gì

 
https://i1-vnexpress.vnecdn.net/2013/06/03/eyes-194437-1370243194.jpg?w=500&h=0&q=100&dpr=1&fit=crop&s=8bAVGUarwwMjrrc8MAnJlg
Đọc sách quá gần gây mỏi mắt, dễ dẫn đến cận thị. Ảnh minh họa.
 
       Cận thị là một loại tật khúc xạ phổ biến. Người bị cận thị khó khăn khi nhìn các vật ở xa. Cận thị học đường là tình trạng các em trong độ tuổi đi học mắc tật cận thị. Trẻ bị cận thị sẽ ảnh hưởng đến khả năng học tập, vui chơi. Cận thị học đường là quá trình học tập và sinh hoạt sai cách, dẫn đến mắt điều tiết không đúng. Hậu quả là suy giảm thị lực, khó khăn khi nhìn các vật ở xa như bảng.

II. Phân loại cận thị: Thông thường, người ta chia cận thị ra 3 loại theo mức độ cận như sau:
  • Cận thị ở mức độ nhẹ dưới -3,00 diop.
  • Cận thị ở mức độ trung bình là từ từ -3,00 diop đến -6,00 diop.
  • Cận thị từ -6,00 diop trở lên gọi là cận thị nặng
III. Nguyên nhân gây cận thị học đường
Có 2 nguyên nhân chính dẫn đến tình trạng cận thị học đường là di truyền và lối sống.
1. Di truyền
       Có hơn 24 gen có liên quan đến việc tăng nguy cơ phát triển cận thị. Cận thị liên quan nhiều đến cấu trúc mắt, vì thế tật cận thị hoàn toàn có thể di truyền. Các nhà khoa học đã cho ra kết quả nghiên cứu 33-60% số lượng học sinh bị cận thị có cho và mẹ đều bị cận thị. Nếu cha hoặc mẹ bị cận thị thì tỷ lệ di truyền cho con cái là 23-40%. Nếu cha và mẹ không bị cận thị thì vẫn có 6-10% khả năng con cái sinh ra bị cận thị.
2. Lối sống
- Tư thế ngồi học
      Hầu hết trẻ hiện nay đều sai tư thế ngồi học. Nếu không được sự hướng dẫn của người lớn đa số các em sẽ nằm lên bàn để học. Ngồi học sai tư thế khiến các em dễ bị mắc tật khúc xạ.
Ngoài ra nơi ngồi học không đủ ánh sáng là nguyên nhân hàng đầu dẫn đến cận thị học đường. Vì thế để hạn chế tật cận thị, cha mẹ và cô giáo nên theo sát các em, đảm bảo cho các em luôn ngồi học đúng tư thế.
- Lạm dụng công nghệ
 
Lạm dụng công nghệ là 1 trong những nguyên nhân hàng đầu của cận thị học đường

      Ngày nay, công nghệ đang dần trở thành nguyên nhân chủ yếu dẫn đến nạn cận thị học đường. Ánh sáng xanh độc hại phát ra từ màn hình công nghệ có thể xuyên qua các lớp lọc ánh sáng tự nhiên của nhãn cầu, tác động trực tiếp đến đáy mắt khiến mắt dễ bị khô và cận thị
Bên cạnh đó thời gian bên thiết bị công nghệ quá nhiều sẽ khiến mắt liên tục phải điều tiết. Lâu ngày thủy tinh thể không thể xẹp xuống như hình dạng ban đầu, dẫn đến tật cận thị.
- Không khám mắt định kỳ
     Khi gặp các triệu chứng như nhức mắt, mờ mắt, nhức đầu chứng tỏ mắt đang gặp vấn đề. Với người bình thường nên đi khám mắt định kỳ 6 tháng một lần để phát hiện sớm tật khúc xạ ở mắt. Nên dẫn trẻ đi khám mắt định kỳ, tại đây các bác sĩ sẽ kiểm tra tình trạng của mắt, ngoài ra trẻ còn được tư vấn những vấn đề liên quan đến thị lực.
      Việc khám mắt định kỳ sẽ giúp trẻ hiểu hơn về sức khỏe đôi mắt. Một đôi mắt sáng khỏe sẽ giúp trẻ thêm tự tin trên con đường thực hiện ước mơ.
- Chế độ dinh dưỡng chưa phù hợp
      Yếu tố dinh dưỡng tuy không thể làm giảm tật cận thị nhưng sẽ giúp tăng cường sức khỏe mắt, hạn chế tăng độ với trẻ mắc cận thị học đường. Những thực phẩm như: cá, trứng, cà chua, cà rốt, cải bó xôi, các loại hạt… chứa nhiều vitamin A, B, E… ngoài việc cải thiện thị lực còn giúp ngăn ngừa các bệnh về mắt.
 
 

IV. Những dấu hiệu của cận thị học đường
      Cận thị không có những dấu hiệu rõ rệt, vì thế rất khó phát hiện. Thường các em không thể hiểu rõ được tật cận thị là gì, vì thế không nói rõ với người lớn. Đến khi cha mẹ phát hiện thì trẻ đã bị cận nặng. Vì thế các bậc cha mẹ phải thường xuyên chú ý đến biểu hiện của con cái giúp phát hiện kịp thời tật cận thị. Nếu con bạn có những biểu hiện sau hãy đưa trẻ đến các bệnh viện mắt gần nhất để khám.
– Đọc sách ở khoảng cách gần.
– Nheo mắt khi nhìn vật ở xa.
– Thường xuyên nhức đầu khi đọc sách hay học tập trong khoảng thời gian dài
– Ngồi gần ti vi hoặc bảng.
– Chớp mắt hoặc dụi mắt liên tục, nghiêng đầu để dùng một mắt nhiều hơn mắt kia.
V. Hậu quả của cận thị học đường
      Cận thị học đường sẽ gây ảnh hưởng đến kết quả học tập và sinh hoạt thường ngày của cá em. Mắt các em do nhìn kém sẽ thường xuyên bỏ sót chữ khi đọc. Không nhìn thấy rõ chữ, rõ dấu chấm, phẩy ảnh hưởng đến việc đọc viết, khiến kết quả học tập suy giảm. Ngoài ra cận thị còn khiến các em ngại khi tham gia các hoạt động cần nhìn xa, khiến trẻ xa lánh với bạn bè.
Hệ thống thị giác của các em đang trong giai đoạn phát triển, nếu tật cận thị không được phát hiện kịp thời có thể gây nhược thị và lé. Quá trình điều trị và phục hồi lé và đặc biệt là nhược thị mất rất nhiều thời gian và công sức. Vì thế cha mẹ cần quan tâm để ý đến những biểu hiện của trẻ để phát hiện tật khúc xạ kịp thời.
VI. Điều trị cận thị học đường
      Trẻ dưới 18 tuổi thì chưa đủ tuổi phẫu thuật tật khúc xạ, phương pháp điều trị cận thị học được tối ưu nhất là đeo kính cho người cận thị.Trước đó cha mẹ nên đưa các em đến các cơ sở bệnh viện mắt uy tín để các bác sĩ khám và chẩn đoán tật khúc xạ .
Với những em bị cận thị, cha mẹ cần đưa đi khám mắt thường xuyên để kiểm tra tiến triển của tật cận thị nhằm thay kính kịp thời giúp nhìn rõ hơn. Việc không thay kính định kỳ sẽ khiến thị lực của các em bị giảm sút, đeo kính sai độ khiến mắt phải điều tiết nhiều hơn, khiến độ cận tăng nhanh hơn.
VII. Cách phòng tránh cận thị học đường
       Hai phương pháp phòng tránh cận thị học đường tốt nhất là hướng dẫn tư thế ngồi học đúng chuẩn  và cách chăm sóc mắt.
Tư thế ngồi học đúng giúp hạn chế tật cận thị

- Tư thế ngồi chuẩn
  • Ngồi thẳng lưng, vuông góc với ghế. Tư thế ngồi phải thẳng lưng, vuông góc với ghế, ngực không tỳ vào cạnh bàn, đầu cách vở khoảng 25-30 cm. Hai đùi song song, chân vuông góc với mặt đất, không co, duỗi chân. Tay trái đặt vuông góc với cạnh bàn, giữ vở, tay phải tạo một góc 45 độ với cạnh bàn.
  • Tay cầm. Dùng ngón cái, ngón trỏ và ngón giữa dùng để cầm bút. Ngón cái và ngón trỏ cầm phía trên bút, ngón giữa đỡ dưới thân bút. Ngòi bút cách đầu ngón trỏ khoảng 2,5cm.
  • Góc nghiêng bút: Bút nghiêng một góc khoảng 45 độ so với mặt giấy.
  • Góc nghiêng của vở: Vở để nghiêng, mép vở tạo một góc 15 độ so với mép bàn.
  • Chiều cao của bàn, ghế: Tiêu chuẩn bàn học sinh là không thấp hơn 22cm và không cao hơn 27cm. Khi ngồi mép bàn phải chạm ngực dưới của các em. Nếu ghế quá cao sẽ khiến các em bị còng lưng. Ghế quá thấp mắt các em sẽ gần với mặt bàn dễ gây cận thị.

- Cách chăm sóc mắt
  • Thường xuyên để mắt nghỉ ngơi, cứ 60 phút học nên để mắt trẻ nghỉ ngơi trong 5 phút. Trong thời gian nghỉ ngơi không xem tivi hay điện thoại, cần hướng mắt trẻ ra nhìn vật ở khoảng cách xa.
  • Thường xuyên tham gia các hoạt động vui chơi ngoài trời. Điều này không chỉ tốt cho mắt mà còn tăng sức đề kháng ở trẻ
  • Đi khám mắt định kỳ để kịp thời phát hiện tật khúc xạ ở trẻ
  • Ăn nhiều thực phẩm tốt cho mắt. Thường xuyên bổ sung các vi chất như vitamin A, E, C, chất khoáng có trong rau củ, trái cây tươi, thịt, cá. Giúp tăng cường sức khỏe mắt, phòng tránh các bệnh về mắt.
VIII. Những nhầm tưởng về cận thị học đường
1. Đeo kính nhiều sẽ bị phụ thuộc vào kính, do vậy không nên đeo kính
      Người bị cận cần đeo kính để cải thiện thị giác. Nếu không đeo kính sẽ khiến mắt liên tục phải điều tiết quá độ, đặc biệt ở trẻ nhỏ dễ làm rối loạn phát triển thị giác hai mắt.
2. Chỉ cần đeo kính khi nhìn xa, nhìn gần thì có thể không đeo cũng được.
     Quan điểm này không hoàn toàn đúng. Đeo kính giúp tăng cường khả năng nhìn của mắt, khiến mắt không phải làm việc quá độ. Với những người cận thị nhẹ dưới 1 độ thì có thể chỉ cần đeo kính khi làm việc đòi hỏi nhìn xa. Nhưng khi cận trên 2 độ nếu không đeo kính sẽ khó khăn trong hầu hết các công việc trong sinh hoạt hàng ngày.
3. Đeo gọng kính gì cũng được, quan trọng là chất lượng mắt kính
     Điều này không hoàn toàn chính xác. Đúng là chất lượng kính phụ thuộc nhiều vào mắt kính. Tuy nhiên nên chọn loại gọng kính thoải mái, không quá ngắn cũng không quá dài. Ngoài ra việc chọn gọng kính còn ảnh hưởng tới thời trang, giúp tăng tự tin khi giao tiếp.
4. Mắt có biểu hiện tăng độ nhưng vẫn nhìn được, nên không đi khám mắt
     Đây là quan điểm hết sức sai lầm. Khi tăng độ, người cận thị cảm thấy vẫn nhìn được và không đi khám mắt. Điều này dẫn đến việc mắt phải điều tiết nhiều hơn bình thường, khiến độ tăng nhanh. Khi phát hiện tăng độ nên đến các bệnh viên mắt uy tín để khám và điều trị kịp thời.
5. Không tự ý chữa tật cận thị tại nhà
    Hiện nay trên mạng có rất nhiều phương pháp điều trị cận thị tại nhà. Tuy nhiên những phương pháp này không được khoa học chứng minh. Tất cả các bài tập mắt chỉ giúp tăng cường sức khỏe mắt, hạn chế tăng độ chứ không thể điều trị cận thị.
Cận thị học đường sẽ ảnh hưởng rất nhiều đến hiện tại và tương lai sau này của các em. Vì thế các bậc cha mẹ nên quan tâm đến các em nhiều hơn. Thường xuyên đưa các em đi khám mắt định kỳ 6 tháng một lần tại các bệnh viện mất để kịp thời phát hiện tật khúc xạ.

Tác giả: Tuyết Mai

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Văn bản mới

1360/PGDĐT

Ngày ban hành: 13/08/2024. Trích yếu: Triển khai hồ sơ cấp lại bản sao văn bằng, chứng chỉ từ sổ gốc

Ngày ban hành: 13/08/2024

1080/PGDĐT

Ngày ban hành: 18/07/2024. Trích yếu: Triển khai hồ sơ chuyển trường đối với học sinh trung học cơ sở

Ngày ban hành: 18/07/2024

299/PGDĐT

Ngày ban hành: 11/03/2024. Trích yếu: Triển khai khảo sát thực trạng phát triển năng lực số cho học sinh THCS

Ngày ban hành: 11/03/2024

162/PGDĐT

Ngày ban hành: 31/01/2024. Trích yếu: Tăng cường công tác phòng cháy chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ trong các cơ sở giáo dục năm 2024

Ngày ban hành: 31/01/2024

293/PGDĐT-TCCB

Ngày ban hành: 08/03/2024. Trích yếu: Triển khai một số nội dung liên quan đến việc đi nước ngoài của cán bộ, công chức, viên chức

Ngày ban hành: 08/03/2024

202/PGDĐT

Ngày ban hành: 21/02/2024. Trích yếu: Báo cáo kết quả tăng cường ứng dụng CNTT và chuyển đổi số trong giáo dục và đào tạo

Ngày ban hành: 21/02/2024

212/PGDĐT

Ngày ban hành: 23/02/2024. Trích yếu: Triển khai an toàn thông tin, tham gia môi trường mạng an toàn đối với hoạt động giảng dạy, quản lý giáo dục

Ngày ban hành: 23/02/2024

105/KH-PGDĐT

Ngày ban hành: 22/01/2024. Trích yếu: Phân loại chất thải rắn sinh hoạt tại nguồn trong các cơ sở giáo dục trong địa bàn thành phố Thủ Dầu Một giai đoạn 2023-2025

Ngày ban hành: 22/01/2024

97/PGDĐT-TCCB

Ngày ban hành: 22/01/2024. Trích yếu: Thực hiện tiếp nhận, chuyển công tác, điều động, viên chức năm học 2024-2025

Ngày ban hành: 22/01/2024

122/PGDĐT

Ngày ban hành: 26/01/2024. Trích yếu: Tổng vệ sinh môi trường đón tết Nguyên đán Giáp Thìn và Lễ hội Rằm tháng giêng các trường học trên địa bàn thành phố TDM

Ngày ban hành: 26/01/2024

Thăm dò ý kiến

Học sinh có những điều kiện nào phục vụ việc học qua Internet?

Thống kê truy cập
  • Đang truy cập14
  • Máy chủ tìm kiếm3
  • Khách viếng thăm11
  • Hôm nay1,134
  • Tháng hiện tại43,722
  • Tổng lượt truy cập2,212,388
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây