Thư mục giới thiệu sách lịch sử kỉ niệm ngày giải phóng miền Nam - thống nhất đất nước 30/4

Thứ tư - 28/04/2021 14:53
THƯ MỤC
GIỚI THIỆU SÁCH LỊCH SỬ
KỈ NIỆM NGÀY GIẢI PHÓNG MIỀN NAM  
THỐNG NHẤT ĐẤT NƯỚC 30/4

I. LỜI GIỚI THIỆU
Câu nói “Dân ta phải biết sử ta, cho tường gốc tích nước nhà Việt Nam” của Chủ tịch Hồ Chí Minh không chỉ là sự khẳng định công lao lập quốc và sự hy sinh to lớn của tổ tiên ta trong các cuộc đấu tranh giành độc lập và giải phóng dân tộc, mà còn có ý nghĩa nhắc nhở các thế hệ đi sau hiểu, tự hào và phát triển truyền thống hào hùng đó của dân tộc.
      Nhằm ôn lại lịch sử, truyền thống vẻ vang, những chiến công oanh liệt của quân và dân ta, qua đó khơi dậy niềm tự hào, tự tôn dân tộc, nâng cao lòng yêu nước, yêu chủ nghĩa xã hội, nâng cao ý chí quật cường, ý thức tự lực, tự cường vượt qua mọi khó khăn, thử thách.
    Nhân kỷ niệm  ngày Giải phóng miền Nam - Thống nhất đất nước 30/4, thư viện nhà trường xây dựng thư mục “ Sách lịch sử”. Vì số lượng sách trong thư viện còn hạn chế, cho nên bản thư mục chưa thật đầy đủ và chu đáo. Trong quá trình biên soạn rất mong được sự chia sẻ, đóng góp ý kiến của các thầy cô giáo và các em học sinh.     
     Chúc bạn đọc thành công trong việc lựa chọn cuốn sách mà mình cần, để đạt được kết quả cao trong giảng dạy và học tập.
Chào thân ái!

1. LỊCH SỬ CHIẾN TRANH NHÂN DÂN TỈNH BÌNH DƯƠNG  (1945-1975)

 Đảng bộ tỉnh Bình Dương.- H.: Chính trị quốc gia, 2014.- 711.; 24cm.

Cuốn sách này không những có giá trị lưu giữ những trang tư liệu lịch sử quý giá về cuộc chiến tranh nhân dân, là niềm tự hào của thế hệ hôm nay và mai sau đối với thế hệ cha anh, mà còn là sự tri ân những người đã cống hiến, hy sinh cho sự nghiệp cách mạng giải phóng dân tộc. Những bài học kinh nghiệm được rút ra từ thực tiễn cuộc chiến tranh nhân dân ở Bình Dương từ năm 1945 - 1975 có ý nghĩa về mặt thực tiễn trong công cuộc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc hiện nay ở địa phương.
 

2. LỊCH SỬ ĐẢNG BỘ TỈNH BÌNH DƯƠNG (1975 – 2010)/
Huỳnh Ngọc Đáng.- TP. Hồ Chí Minh.: Chính trị quốc gia, 2011.- 692.; 24cm.


Cuốn sách viết về sự ra đời và quá trình phát triển của Đảng bộ tỉnh. Trải qua muôn vàn gian khổ, hy sinh, các tổ chức Đảng ở Bình Dương vẫn luôn tồn tại giữa lòng dân, lãnh đạo nhân dân đấu tranh giành từ thắng lợi này đến thắng lợi khác trong hai cuộc kháng chiến chống kẻ thù xâm lược của dân tộc Việt Nam. Những thành quả đó là kết tinh của bao mồ hôi, nước mắt và máu xương của các thế hệ đồng bào, đồng chí và đã trở thành truyền thống bất khuất, là tài sản vô giá của tỉnh Bình Dương.
 

3. LỊCH SỬ SÀI GÒN - CHỢ LỚN -  GIA ĐỊNH KHÁNG CHIẾN ( 1945 – 1975)/
Ban tổng kết.- TP. Hồ Chí Minh.: Chính trị quốc gia, 2015.- 778.; 24cm.


Đây là công trình lịch sử rất quan trọng, góp phần ghi nhớ công ơn của các anh hùng liệt sĩ đã ngã xuống, của hàng triệu đồng bào, cán bộ, chiến sĩ từng sống và chiến đấu ở đây, góp phần bồi dưỡng lòng tự hào dân tộc về truyền thống đấu tranh cách mạng kiên cường của Thành phố cho các thế hệ hôm nay và mai sau. Công trình này đã được công bố lần đầu tiên năm 1994. Đến nay, sau hơn 20 năm sau, với nhiều sự kiện lịch sử diễn ra trong thời đại mới, nhiều kết quả nghiên cứu lịch sử mới ra đời - đặc biệt là lịch sử quân sự, lịch sử đảng địa phương.
 


4. KỂ CHUYỆN SỰ KIỆN LỊCH SỬ BẰNG ẢNH TƯ LIỆU ĐẠI THẮNG MÙA XUÂN 1975
/ Phan Anh.- H.: Lao động, 2015.- 68.; 20cm.


Cuốn sách này nằm trong bộ sách “ Kể chuyện sự kiện lịch sử bằng ảnh tư liệu” đã tái hiện sinh động quá trình diễn biến của cuộc tổng tiến công và nổi dậy đại thắng mùa xuân 1975, từ giai đoạn chuẩn bị, phản công đến lúc giành hoàn toàn thắng lợi, kết thúc 21 năm chiến đấu chống Mỹ cứu nước và 30 năm chiến tranh giải phóng dân tộc, bảo vệ tổ quốc từ sau Cách mạng tháng tám thành công năm 1945, chấm dứt vĩnh viễn ách thống trị kéo dài 117 năm của chủ nghĩa thực dân trên đất nước ta.

5. CHUYỆN KỂ VỀ LÝ TỰ TRỌNG/ Lê Quốc Sử.- H.: Kim Đồng, 2016.- 130.; 19cm.

Cuốn sách Chuyện kể về Lý Tự Trọng giúp người đọc hiểu hơn về người thủ lĩnh đầu tiên của tổ chức Đoàn. Lý Tự Trọng quê ở làng Kẻ Vẹt, huyện Thạch Hà, tỉnh Hà Tĩnh (nay là xã Xuyên Việt), nhưng anh được sinh ra ở Xiêm (Thái Lan). Đến năm 12 tuổi, anh được đưa sang Quảng Châu học theo chủ trương của lãnh tụ Nguyễn Ái Quốc đưa những thiếu niên ưu tú sang đào tạo lâu dài ở hải ngoại, chuẩn bị nhân tài cứu nước. Đồng thời, anh tích cực tham gia hoạt động trong tổ chức Việt Nam Thanh niên cách mạng đồng chí hội do Nguyễn Ái Quốc sáng lập.
 

6. VUA TRẺ TRONG LỊCH SỬ VIỆT NAM/ Vũ Ngọc Khánh.- H.: Văn hoá thông tin, 2007.- 499.; 21cm.

Cuốn sách giới thiệu chân dung các ông vua khi lên ngôi ở độ tuổi thanh thiếu niên cho đến dưới 50 tuổi, giúp các bạn hiểu rõ cuộc đời và sự nghiệp của các vị vua trẻ trong lịch sử Việt Nam. Qua những mẩu chuyện về cuộc đời và sự nghiệp của các ông vua trẻ, bạn đọc sẽ tự đặt ra cho mình những bài học kinh nghiệm và phân biệt được ông vua nào đúng, sai, tốt, xấu.

 


 

Tác giả: Trương Bá Di Quyên

Nguồn tin: Thư viện trường TH Nguyễn Trãi.

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Văn bản mới

1360/PGDĐT

Ngày ban hành: 13/08/2024. Trích yếu: Triển khai hồ sơ cấp lại bản sao văn bằng, chứng chỉ từ sổ gốc

Ngày ban hành: 13/08/2024

1080/PGDĐT

Ngày ban hành: 18/07/2024. Trích yếu: Triển khai hồ sơ chuyển trường đối với học sinh trung học cơ sở

Ngày ban hành: 18/07/2024

299/PGDĐT

Ngày ban hành: 11/03/2024. Trích yếu: Triển khai khảo sát thực trạng phát triển năng lực số cho học sinh THCS

Ngày ban hành: 11/03/2024

162/PGDĐT

Ngày ban hành: 31/01/2024. Trích yếu: Tăng cường công tác phòng cháy chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ trong các cơ sở giáo dục năm 2024

Ngày ban hành: 31/01/2024

293/PGDĐT-TCCB

Ngày ban hành: 08/03/2024. Trích yếu: Triển khai một số nội dung liên quan đến việc đi nước ngoài của cán bộ, công chức, viên chức

Ngày ban hành: 08/03/2024

202/PGDĐT

Ngày ban hành: 21/02/2024. Trích yếu: Báo cáo kết quả tăng cường ứng dụng CNTT và chuyển đổi số trong giáo dục và đào tạo

Ngày ban hành: 21/02/2024

212/PGDĐT

Ngày ban hành: 23/02/2024. Trích yếu: Triển khai an toàn thông tin, tham gia môi trường mạng an toàn đối với hoạt động giảng dạy, quản lý giáo dục

Ngày ban hành: 23/02/2024

105/KH-PGDĐT

Ngày ban hành: 22/01/2024. Trích yếu: Phân loại chất thải rắn sinh hoạt tại nguồn trong các cơ sở giáo dục trong địa bàn thành phố Thủ Dầu Một giai đoạn 2023-2025

Ngày ban hành: 22/01/2024

97/PGDĐT-TCCB

Ngày ban hành: 22/01/2024. Trích yếu: Thực hiện tiếp nhận, chuyển công tác, điều động, viên chức năm học 2024-2025

Ngày ban hành: 22/01/2024

122/PGDĐT

Ngày ban hành: 26/01/2024. Trích yếu: Tổng vệ sinh môi trường đón tết Nguyên đán Giáp Thìn và Lễ hội Rằm tháng giêng các trường học trên địa bàn thành phố TDM

Ngày ban hành: 26/01/2024

Thăm dò ý kiến

Bạn chọn hình thức thanh toán không dùng tiền mặt nào để thanh toán các khoản phí quy định của nhà trường?

Thống kê truy cập
  • Đang truy cập3
  • Máy chủ tìm kiếm1
  • Khách viếng thăm2
  • Hôm nay1,692
  • Tháng hiện tại47,567
  • Tổng lượt truy cập2,162,972
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây