Tuyên truyền kỷ niệm 46 năm Ngày giải phóng Miền Nam (30/4/1975-30/4/2021) và 135 năm Ngày Quốc tế Lao động (01/5/1886-01/5/2021)

Thứ tư - 28/04/2021 07:23
Sáng thứ hai, ngày 26/4/2021, trường TH Nguyễn Trãi đã tổ chức buổi tuyên truyền kỷ niệm 46 năm Ngày giải phóng Miền Nam, thống nhất đất nước (30/4/1975-30/4/2021) và 135 năm Ngày Quốc tế Lao động (01/5/1886-01/5/2021) cho các em học sinh toàn trường trong giờ sinh hoạt dưới cờ.
 
Một số hình ảnh của buổi tuyên tuyền:
z2457079095459 3379603b394d2ac11ed521bf91246739
Cô Bùi Thị Thuý đọc nội dung tuyên truyền kỷ niệm ngày Giải phóng miền Nam 30/4 và Quốc tế Lao động 1/5
 
z2456944113599 527dfa77c0b61949e8c3b2601e2b574c
z2456944130288 758ef59b7ea3b6da5a0fea948f35a404
 
z2456944047590 14c897db0b0b7c69aa3ae973f5eb74ed

Nội dung tuyên truyền: 
 
LỊCH SỬ VÀ Ý NGHĨA NGÀY GIẢI PHÓNG SÀI GÒN THỐNG NHẤT ĐẤT NƯỚC 30/4
 
       Mùa Xuân năm 1975, nhân dân Việt Nam ta đã ghi một chiến công vĩ đại nhất, hiển hách nhất trong lịch sử anh hùng của dân tộc: sau 55 ngày đêm tiến công thần tốc đã quét sạch toàn bộ chế độ thực dân kiểu mới của đế quốc Mỹ ở miền Nam, giải phóng miền Nam thân yêu, giành lại độc lập hoàn toàn cho đất nước.
      Tháng Giêng năm 1973, Hiệp định Paris được ký kết. Mặc dầu đã bị thất bại nặng nề, đế quốc Mỹ và bè lũ tay sai vẫn ngoan cố theo đuổi âm mưu áp đặt chủ nghĩa thực dân kiểu mới lên toàn bộ miền Nam nước ta. Chúng đã trắng trợn chà đạp hầu hết các điều khoản chủ yếu của Hiệp định, tiếp tục tiến hành cuộc chiến tranh thực dân kiểu mới trên quy môn lớn bằng các kế hoạch "tràn ngập lãnh thổ" và những cuộc hành quân "bình định" lấn chiếm vùng giải phóng, chồng chất muôn vàn tội ác đối với đồng bào ta.
      Đánh giá đúng âm mưu của kẻ thù, Đảng ta nhận định rằng, bất kể trong tình huống nào, con đường giành thắng lợi của cách mạng miền Nam cũng phải là con đường bạo lực, kiên quyết dùng chiến tranh cách mạng đánh bại cuộc chiến tranh thực dân kiểu mới của Mỹ - ngụy.
Sau hai năm 1973, 1974 và nhất là từ chiến thắng giải phòng toàn tỉnh Phước Long, cục diện chiến trường miền Nam đã thay đổi một cách căn bản, có lợi cho ta. Hội nghị Bộ Chính trị Trung ương Đảng, tháng 10-1974 và đầu năm 1975, đã kịp thời đánh giá đúng lực lượng so sánh giữa ta và địch, vạch rõ sự xuất hiện của thời cơ lịch sử và hạ quyết tâm chiến lược giải phóng hoàn toàn miền Nam, đánh bại hoàn toàn cuộc chiến tranh xâm lược thực dân kiểu mới của Mỹ bằng cuộc Tổng tiến công và nổi dậy đồng loạt mùa Xuân năm 1975.
      Ngày 10-3-1975 cuộc Tổng tiến công chiến lược và nổi dậy vĩ đại được mở đầu bằng trận đánh hết sức táo bạo, bất ngờ của quân ta vào thị xã Buôn Mê Thuột - một vị trí then chốt, hiểm yếu trong hệ thống phòng ngự của quân địch ở Tây Nguyên. Trận đánh trúng huyệt đó đã làm rung chuẩn toàn bộ Tây Nguyên và bắt đầu quá trình sụp đổ không thể cứu vãn nổi của ngụy quân và ngụy quyền Sài Gòn. Sau thất bại nặng nề và choáng váng đó, quân ngụy phải rút khỏi Kon Tum và Plây Cu ngày 24-3, cả vùng Tây Nguyên rộng lớn đã được hoàn toàn giải phóng.
       Một cao trào tiến công và nổi dậy đã dâng lên mạnh mẽ ở các tỉnh ven biển miền Trung Trung Bộ. Các tỉnh thành được giải phóng với một nhịp độ dồn dập.
Ngày 24-3, tỉnh Quảng Ngãi với thị xã Quảng Ngãi.
Ngày 28-3, tỉnh Quảng Nam với thị xã Tam kỳ.
Ngày 1-4, tỉnh Bình Định với thị xã Quy Nhơn
Cùng ngày, tỉnh Phú Yên với thị xã Tuy Hòa.
Ngày 2-4, tỉnh Lâm Đồng với thị xã Bảo Lộc
Ngày 3-4, tỉnh Khánh Hòa với thành phố Nha Trang.
Ngày 4-4, tỉnh Tuyên Đức với thành phố Đà Lạt.
        Trong khi chiến dịch Tây Nguyên chưa kết thúc, ngay từ trung tuần tháng 3, chiến dịch tiến công lớn thứ hai của quân ta vào tập đoàn phòng ngự Thừa Thiên - Huế và căn cứ quân sự liên hợp Đà Nẵng đã được quyết định. Thừa Thiên - Huế và Đà Nẵng là những khu vực phóng ngự mạnh nhất của quân ngụy ở quân khu I.
      Sau 4 ngày chiến đấu và nổi dậy phối hợp của quần chúng, trưa ngày 26-3-1975 quân ta đã tiêu diệt tập đoàn phòng ngự Thừa Thiên - Huế, giải phóng cố đô huế. Trận thắng vẻ vang này đã khẳng định quân ta và dân ta không những có khả năng tiêu diệt những tập đoàn phòng ngự mạnh của địch ở chiến trường rừng núi mà cũng hoàn toàn có khả năng đập tan những tập đoàn phòng ngự mạnh của địch ở thành phố và đồng bằng ven biển.
      Ngày 24-3, thị xã Tam Kỳ được giải phóng. Đà Nẵng trở nên hoàn toàn cô lập.
Sau khi mất Huế, Nguyễn Văn Thiệu hò hét quyết "tử thủ" Đà Nẵng bằng bất cứ giá nào. Đà Nẵng là một căn cứ quân sự liên hợp hải, lục không quân hiện đại, mạnh vào bậc nhất ở miền Nam với 10 vạn tên lính. Tàu chiến Mỹ kéo đến rập rình ven biển Đà Nẵng làm lực lượng "ngăn đe".
Sáng ngày 28-3, từ nhiều hướng khác nhau quân ta tiến công dồn dập và mạnh mẽ vào Đà Nẵng. Đông đảo quần chúng và các lực lượng tự vệ, biệt động trong và ngoài thành phố đã nổi dậy mạnh mẽ và phối hợp chặt chẽ với bộ đội chủ lực. Đúng 15 giờ ngày 29-3, từ các hướng tiến quân các binh đoàn thần tốc của ta đã gặp nhau ở trung tâm Đà Nẵng.
       Như vậy, chỉ trong 32 giờ, quân và dân ta đã tiêu diệt hoàn toàn căn cứ quân sự liên hợp mạnh vào bậc nhất của địch. Hệ thống phòng ngự chiến lược mới của địch ở miền Trung bị quét sạch. Quân khu I của ngụy bị xóa sổ. Sau trận đại bại ở Đà Nẵng, quân ngụy lâm vào tình trạng tuyệt vọng. Mỹ và tay sai hết sức kinh hoàng. Tướng Uây-en, cựu tư lệnh quân Mỹ ở miền Nam Việt Nam, được lệnh vội vã sang miền Nam bày mưu, đốc thúc bọn tay sai xây dựng hệ thống phòng thủ mới từ Phan Rang đến Cần Thơ nhằm bảo vệ cho Sài Gòn - sào huyệt cuối cùng của chúng.
Phối hợp với các chiến dịch Tây Nguyên và Huế - Đà Nẫng, quân và dân ta đã tiến công và nổi dậy mạnh mẽ, kịp thời chiếm thị xã An Lộc và giải phóng toàn tỉnh Bình Long, mở rộng vùng giải phóng ở Thủ Dầu Một, Tây Ninh, Long An, Long Khánh, Bình Tuy và nhiều tỉnh ở đồng bằng sông Cửu Long.
Với những thắng lợi có ý nghĩa chiến lược cực kỳ to lớn của chiến dịch Tây Ninh và Huế - Đà Nẵng, cục diện chiến tranh đã có bước phát triển nhảy vọt, thời cơ lớn để tiêu diệt toàn bộ ngụy quân và ngụy quyền đã tới. Từ giữa hạ tuần tháng 3, trong khi chiến dịch Thừa Thiên - Huế sắp kết thúc thắng lợi, Bộ Chính trị Trung ương Đảng đã chính thức hạ quyết tâm mở chiến dịch lịch sử có ý nghĩa quyết định nhằm đập tan toàn bộ lực lượng ngụy quân, ngụy quyền còn lại, giải phòng hoàn toàn miền Nam. Chiến dịch lịch sử này được vinh dự mang tên Chủ tịch Hồ Chí Minh vĩ đại.
Tháng 4, trận quyết chiến chiến lược cuối cùng bắt đầu. Ngày 19-4, quân ta đã hoạt động mạnh trên hướng đông, đánh vào Xuân Lộc (thuộc tỉnh Long Khánh). Ngày 16-4, quân ta giải phóng Phan Rang (Ninh Thuận), tiếp đó lần lượt giải phóng tỉnh bình Thuận với thị xã Phan Thiết, tỉnh Bình Tân với thị xã Hàm Tân. Ngày 21-4, sau những trận chiến đấu ác liệt, quân địch ở Xuân Lộc buộc phải rút chạy. Cùng ngày, Nguyễn Văn Thiệu, tên tay sai đắc lực của Mỹ, buộc phải từ chức và chạy trốn ra nước ngoài.
      Ngày 26-4, từ 17 giờ quân ta mở cuộc tiến công lớn trên hướng đông và nam Sài Gòn, xiết chặt vòng vây chung quanh Sài Gòn. Ngày 28-4, không quân ta tiến công sân bay Tân Sơn Nhất.
Đến 28-4, tất cả các cánh quân lớn của ta đã bao vây chặt Sài Gòn. Giờ tận số của chế độ Mỹ - ngụy đã điểm! Hoảng loạn, vội vã, hàng vạn nhân viên quân sự, dân sự và bọn tay sai đầu sỏ tháo chạy khỏi miền Nam. Mỹ đã cố xoay sở cứu vãn tình thế, nhưng chúng đã phải bó tay và cuối cùng phải bỏ cuộc.
Đúng 0 giờ ngày 29-4-1975, các binh đoàn chủ lực hùng mạnh của ta từ nhiều hướng đồng loạt tổng công kích vào Sài Gòn - sào huyệt cuối cùng của kẻ thù. Với ưu thế áp đảo, quân ta ào ạt tiến công, vừa bao vây tiêu diệt địch ở vòng ngoài, vừa thần tốc, táo bạo thọc sâu đánh chiếm các mục tiêu quan trọng ở bên trong. Lực lượng tại chỗ và quần chúng trong và ngoài thành phố đã nổi dậy, phối hợp với các binh đoàn chủ lực.
      Sáng ngày 30-4, một mũi thọc sâu của quân ta đánh thẳng vào trung tâm thành phố, nhanh chóng chiếm phủ tổng thống ngụy. Ngụy quyền trung ương ở Sài Gòn đã phải tuyên bố đầu hàng không điều kiện. Lá cờ cách mạng phấp phới tung bay trên nóc "dinh Độc Lập" - phủ tổng thống ngụy. Lúc đó đúng 11 giờ 30 phút ngày 30 tháng 4 lịch sử.
Thừa thắng xông lên, từ ngày 30-4, đồng bào và chiến sĩ các tỉnh Đông Nam Bộ và đồng bằng sông Cửu Long đã đồng loạt tiến công và nổi dậy. Toàn bộ lực lượng quân ngụy còn lại đã phải hạ vũ khí đầu hàng. Ngày 1 tháng 5, toàn bộ lãnh thổ trên đất liền miền Nam nước ta đã được hoàn toàn giải phóng. Ngày 2 tháng 5, các đảo Côn Sơn, Phú Quốc được giải phóng. Trước đó, trong tháng 4 quân ta đã giải phóng các hòn đảo dọc bờ biển Trung và Nam Trung Bộ, và những đảo thuộc quần đảo Trường Sa do quân ngụy chiếm giữ.
       Cuộc Tổng tiến công và nổi dậy mùa Xuân 1975 đã toàn thắng. Miền Nam nước ta đã hoàn toàn giải phóng. Trong 55 ngày đêm chiến đấu dồn dập và thần tốc, anh dũng và táo bạo, quân và dân ta đã đập tan hoàn toàn bộ máy chiến tranh khổng lồ và hiện đại của quân ngụy đông tới 1.351.000 tên, được xếp vào loại mạnh nhất ở Đông Nam á, đã xóa bỏ hoàn toàn bộ máy ngụy quyền từ trung ương tới cơ sở mà Mỹ đã dày công gây dựng và nuôi dưỡng từ hơn hai chục năm nay. Chế độ thực dân mới đã hoàn toàn bị sụp đổ.
       Tổng tiến công và nỗi dậy mùa Xuân 1975 đã đập tan toàn bộ lực lượng quân sự địch
Thắng lợi của cuộc Tổng tiến công và nổi dậy mùa Xuân năm 1975 đã kết thúc vẻ vang cuộc kháng chiến lâu dài nhất, gian khổ nhất và vĩ đại nhất trong lịch sử dân tộc, chấm dứt vĩnh viễn ách thống trị kéo dài 117 năm của đế quốc xâm lược trên đất nước ta, làm cho Tổ quốc ta vĩnh viễn độc lập, thống nhất và đưa cả nước ta tiến lên chủ nghĩa xã hội. Dân tộc ta bước vào kỷ nguyên phát triển rực rỡ nhất trong lịch sử 4.000 năm của mình - kỷ nguyên Độc lập, Tự do và Chủ nghĩa xã hội.
Đối với đế quốc Mỹ, đây là một thất bại nặng nề nhất, nghiêm trọng nhất trong toàn bộ lịch sử 200 năm của nước Mỹ. Thất bại đó đã đánh dấu một thời kỳ suy sụp mới, toàn diện của chủ nghĩa đế quốc Mỹ - "Thời kỳ sau Việt Nam" và khẳng định sự phá sản không tránh khỏi của chủ nghĩa thực dân kiểu mới.
Thắng lợi của Việt Nam một lần nữa làm sáng tỏ chân lý vĩ đại: "Trong thời đại ngày nay, khi các lực lượng cách mạng thế giới ở thế tiến công, một dân tộc nước không rộng, người không đông, song đoàn kết chặt chẽ và đấu tranh kiên quyết dưới sự lãnh đạo của một đảng Mác-Lê-nincó đường lối và phương pháp cách mạng đúng đắn, giương cao hai ngọn cờ độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội, được sự đồng tình ủng hộ và giúp đỡ của các nước xã hội chủ nghĩa, các lực lượng cách mạng và nhân dân tiến bộ trên thế giới, thì hoàn toàn có thể đánh thắng mọi thế lực đế quốc xâm lược, dù đó là tên đế quốc đầu sỏ" (nghị quyết Đại hội lần thứ IV của Đảng cộng sản Việt Nam).

 
LỊCH SỬ VÀ Ý NGHĨA NGÀY QUỐC TẾ LAO ĐỘNG 1/5              

      Trong cuộc đấu tranh giữa tư bản và lao động, vấn đề thời gian lao động có ý nghĩa quan trọng. Ngay sau khi thành lập Quốc tế I năm 1864, Mác coi việc rút ngắn thời gian lao động là nhiệm vụ đấu tranh của giai cấp vô sản. Tại Đại hội I Quốc tế I họp tại Giơ-ne-vơ tháng 9-1866 vấn đề đấu tranh cho ngày làm việc 8 giờ được coi là nhiệm vụ trước mắt. Khẩu hiệu ngày làm 8 giờ sớm xuất hiện trong một số nơi của nước Anh – nước có nền công nghiệp phát triển sớm nhất. Yêu sách này dần lan sang các nước khác.
        Phong trào đòi làm việc 8 giờ phát triển mạnh ở nước Mỹ từ năm 1827 đi đôi với sự nảy nở và phát triển phong trào Công đoàn. Năm 1868, giới cầm quyền Mỹ buộc phải thông qua đạo luật ấn định ngày làm 8 giờ trong các cơ quan, xí nghiệp thuộc Chính phủ. Nhưng xí nghiệp tư nhân vẫn giữ ngày làm việc từ 11 đến 12 giờ.
       Tháng 4-1884 tại thành phố công nghiệp lớn Si-ca-gô, Đại hội Liên đoàn lao động Mỹ thông qua Nghị quyết nêu rõ: từ ngày 1-5-1886 ngày lao động của tất cả công nhân sẽ là 8 giờ.
Ngày 1-5-1886, công nhân toàn thành phố Si-ca-gô tiến hành bãi công, 40 nghìn người không đến nhà máy. Họ tổ chức mittinh, biểu tình trên thành phố với biểu ngữ “Từ hôm nay không người thợ nào làm việc quá 8 giờ một ngày! Phải thực hiện 8 giờ làm việc, 8 giờ nghỉ ngơi, 8 giờ học tập”, cuộc đấu tranh lôi cuốn ngày càng đông người tham gia. Cùng ngày đó, các Trung tâm công nghiệp ở nước Mỹ đã nổ ra 5.000 cuộc bãi công với 340 nghìn công nhân tham gia. Ở một số nơi như Niu-Oóc, Pi-Xbớc, Ban-ti-mo, Oa-sinh-tơn… có khoảng 12 vạn rưỡi công nhân giành được quyền làm việc 8 giờ một ngày, khẩu hiệu “Ngày làm việc 8 giờ” trở thành tiếng nói chung của toàn thể giai cấp công nhân. Ở nhiều nơi cảnh sát đã đàn áp các cuộc biểu tình, đặc biệt ở thành phố Si-ca-gô cảnh sát đã tàn sát đẫm máu cuộc đấu tranh, làm hơn một trăm người chết, nhiều thủ lĩnh Công đoàn bị bắt và bị kết án tử hình.
Mặc dù cuộc bãi công ở Si-ca-gô bị trấn áp, nhưng khí phách anh hùng của công nhân và yêu cầu thiết thực của cuộc đấu tranh đã gây chấn động lớn trong giai cấp công nhân thế giới; công nhân nhiều nước đã đồng tình và hưởng ứng yêu sách của công nhân Si-ca-gô. Vì thế tại Đại hội thành lập Quốc tế II do Ph.Ăng-ghen lãnh đạo họp ngày 14-7-1889, Đại biểu của giai cấp công nhân thông qua Nghị quyết lấy ngày 1-5 hàng năm làm ngày đoàn kết đấu tranh của giai cấp vô sản toàn thế giới.
Thực hiện Nghị quyết trên, năm 1890 lần đầu tiên ngày Quốc tế lao động 1-5 được tổ chức trên quy mô thế giới.
      Ngày 1-5 ở các nước xã hội chủ nghĩa, đã coi là ngày mừng thắng lợi đã đạt được, nêu quyết tâm hoàn thành nhiệm vụ mới và biểu lộ tình đoàn kết với những người lao động các nước khác. Ở các nước thuộc hệ thống tư bản chủ nghĩa, ngày 1-5 là ngày biểu dương cho lực lượng lao động, đấu tranh cho hòa bình, dân chủ, tiến bộ xã hội.
      Ở Việt Nam, sau khi Đảng cộng sản Đông Dương ra đời (1930), giai cấp công nhân Việt Nam cũng lấy ngày 1-5 là ngày đoàn kết đấu tranh của mình. Cuộc đấu tranh ngày 1-5-1930 là một bước ngoặt của cao trào cách mạng 1930 – 1931, từ thành thị đến nông thôn, từ Bắc đến Nam nhiều nơi treo cờ Đảng, tổ chức mit tinh, tuần hành thị uy, lần đầu tiên dưới sự lãnh đạo của Đảng và hướng dẫn vận động của Công hội, công nhân ta biểu tình kỷ niệm ngày Quốc tế lao động 1-5 đấu tranh đòi quyền lợi, tỏ tình đoàn kết với công nhân lao động thế giới.
      Trong thời kỳ trước Cách mạng tháng Tám việc kỷ niệm ngày Quốc tế lao động 1-5 phần nhiều phải tổ chức bí mật bằng hình thức treo cờ, rải truyền đơn. Năm 1936, do thắng lợi của Mặt trận bình dân Pháp và Mặt trận dân chủ Đông Dương, ngày Quốc tế lao động lần đầu tiên được tổ chức công khai tại Hà Nội, thu hút đông đảo các tầng lớp nhân dân tham gia.
      Ngày nay, ngày Quốc tế lao động là ngày hội của giai cấp công nhân và nhân dân lao động nước ta, ngày đoàn kết giai cấp công nhân và các dân tộc bị áp bức trên thế giới trong cuộc đấu tranh vì hòa bình, độc lập dân tộc, dân chủ và tiến bộ xã hội.
Câu hỏi:
1. Ngày Giải phóng miền nam - Thống nhất đất nước là ngày tháng năm nào?
( ngày 30 tháng 4 năm 1975)
2. Đến 30/4/2017 là kỉ niệm bao nhiêu năm ngày Giải phóng miền nam – Thống nhất đất nước?
(kỉ niệm 42 năm)
3. Cuộc Tổng tiến công mùa Xuân năm 1975 kéo dài bao nhiêu ngày đêm?
( 55 ngày đêm)
4. Thắng lợi của cuộc Tổng tiến công và nổi dậy mùa Xuân năm 1975 chấm dứt vĩnh viễn ách thống trị kéo dài bao nhiêu năm của đế quốc xâm lược trên đất nước ta?
(117 năm)
5. Quốc tế lao động lần đầu tiên được tổ chức công khai tại Hà Nội ngày tháng năm nào?
( 1/5/1936)

Tác giả: Bảo Hoàng Quyên

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Văn bản mới

1360/PGDĐT

Ngày ban hành: 13/08/2024. Trích yếu: Triển khai hồ sơ cấp lại bản sao văn bằng, chứng chỉ từ sổ gốc

Ngày ban hành: 13/08/2024

1080/PGDĐT

Ngày ban hành: 18/07/2024. Trích yếu: Triển khai hồ sơ chuyển trường đối với học sinh trung học cơ sở

Ngày ban hành: 18/07/2024

299/PGDĐT

Ngày ban hành: 11/03/2024. Trích yếu: Triển khai khảo sát thực trạng phát triển năng lực số cho học sinh THCS

Ngày ban hành: 11/03/2024

162/PGDĐT

Ngày ban hành: 31/01/2024. Trích yếu: Tăng cường công tác phòng cháy chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ trong các cơ sở giáo dục năm 2024

Ngày ban hành: 31/01/2024

293/PGDĐT-TCCB

Ngày ban hành: 08/03/2024. Trích yếu: Triển khai một số nội dung liên quan đến việc đi nước ngoài của cán bộ, công chức, viên chức

Ngày ban hành: 08/03/2024

202/PGDĐT

Ngày ban hành: 21/02/2024. Trích yếu: Báo cáo kết quả tăng cường ứng dụng CNTT và chuyển đổi số trong giáo dục và đào tạo

Ngày ban hành: 21/02/2024

212/PGDĐT

Ngày ban hành: 23/02/2024. Trích yếu: Triển khai an toàn thông tin, tham gia môi trường mạng an toàn đối với hoạt động giảng dạy, quản lý giáo dục

Ngày ban hành: 23/02/2024

105/KH-PGDĐT

Ngày ban hành: 22/01/2024. Trích yếu: Phân loại chất thải rắn sinh hoạt tại nguồn trong các cơ sở giáo dục trong địa bàn thành phố Thủ Dầu Một giai đoạn 2023-2025

Ngày ban hành: 22/01/2024

97/PGDĐT-TCCB

Ngày ban hành: 22/01/2024. Trích yếu: Thực hiện tiếp nhận, chuyển công tác, điều động, viên chức năm học 2024-2025

Ngày ban hành: 22/01/2024

122/PGDĐT

Ngày ban hành: 26/01/2024. Trích yếu: Tổng vệ sinh môi trường đón tết Nguyên đán Giáp Thìn và Lễ hội Rằm tháng giêng các trường học trên địa bàn thành phố TDM

Ngày ban hành: 26/01/2024

Thăm dò ý kiến

Bạn chọn hình thức thanh toán không dùng tiền mặt nào để thanh toán các khoản phí quy định của nhà trường?

Thống kê truy cập
  • Đang truy cập15
  • Máy chủ tìm kiếm1
  • Khách viếng thăm14
  • Hôm nay1,660
  • Tháng hiện tại22,242
  • Tổng lượt truy cập2,019,438
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây